Cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook

Cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook

Các máy tính Macbook sử dụng công nghệ màn hình Retina với lớp phủ chống lóa, chống chói (được đánh giá là giảm đi vài chục phần trăm độ phản chiếu ánh sáng giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng ) lại rất dễ bị bong lớp phủ chống loá này. Bài viết dưới đây Thủ Thuật Linh Kiện Macbook sẽ giới thiệu đến các bạn cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook.

Đây là những nhược điểm mà các đời máy sản xuất ra mắt từ năm 2012 cho đến hiện nay thậm chí vẫn còn tồn tại cả với các phiên bản Touchbar thời thượng. Màn hình Macbook được Apple thiết kế theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau về độ tương phản, độ chuyển màu, độ phân giải, tính năng sử dụng ngoài ánh sáng cao, chính vì vậy màn hình của Apple đi theo nhiều hướng toàn diện hơn là tập trung ở độ phân giải cao.

Cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook-h1

Lớp chống chói nano được Apple phủ trên màn hình lại thiếu độ liên kết, nên khi sử dụng một thời gian dài thì lớp này có xu hướng bong tróc

– Tuy nhiên, lớp chống chói nano được Apple phủ trên màn hình lại thiếu độ liên kết, nên khi sử dụng một thời gian dài thì lớp này có xu hướng bong tróc, anh em hay gọi lại “tróc phản quang” hay “bong lớp chống loá”, trên các dòng Pro Retina (2012 – 2017), trên các dòng MacBook Air 2011 trở về trước, còn các dòng Pro “dày” (2012 trở về trước) thì không bị.

Cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook-h2

Phần đông người dùng mắc phải vấn đề trên ở viền màn hình và một số ít thì bị toàn bộ màn hình.

Nguyên nhân phải nói rất đáng buồn là gần như đây là lỗi thiết kế đến từ Apple. Với việc giảm thiểu tối đa độ dày của màn hình ( phần kính và màn hình hiển thị được ép mỏng với công nghệ tượng tự màn hình iPhone chỉ còn khoảng 2-3mm) cũng như độ mỏng của  cao su viền màn hình (bộ phận đệm giữa màn hình và phần topcase của máy khi đóng máy lại) dẫn đến hiện tượng tì đè dễ bị bong tróc và trầy xước do các tác động rất đơn giản như việc tiếp xúc với bàn phím mỗi khi người dùng đóng máy lại. hoặc lau chùi với các chất liệu không phù hợp. Phần đông người dùng mắc phải vấn đề trên ở viền màn hình và một số ít thì bị toàn bộ màn hình.

Tuy Apple đã hỗ trợ đổi màn hình miễn phí nhưng trong suốt thời gian chờ bảo hành tại Việt Nam hay thậm chí các nước mà chỉ có các đơn vị ủy quyền của Apple đứng ra bảo hành, người dùng sẽ không có máy tính sử dụng khá bất tiên. Thường thì thời gian bảo hành kéo dài từ 10-14 ngày làm việc ( không tính ngày nghỉ ).

Cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook-h3

Khi mang máy di chuyển kể cả đang trang bị túi chống shock hay chống xước dày dặn, bạn cũng nên tìm cách quay phía trên màn hình về phía nào đó của túi sao cho hạn chế lực tì đè vào bộ phận này nhiều nhất.

Vậy chốt lại, trong khi sử dụng máy hàng ngày chưa có thời gian cho máy nghỉ ngơi để mang đi bảo hành thì cách hạn chế bong lớp chống lóa này như thế nào? Các bạn hãy tham khảo một số chia sẻ:
– Hạn chế tì đè lên màn hình khi máy đóng lại. Khi mang máy di chuyển kể cả đang trang bị túi chống shock hay chống xước dày dặn, bạn cũng nên tìm cách quay phía trên màn hình về phía nào đó của túi sao cho hạn chế lực tì đè vào bộ phận này nhiều nhất.

– Thường xuyên sử dụng khăn chuyên dụng ( mua trong các siêu thị có giá khoảng 40-60k làm từ chất liệu microfiber ) để lau màn hình máy tính khi có vết tì. Cách lau rất đơn giản, lau nhẹ xoay tròn đều tay theo vòng tròn và TUYỆT ĐỐI không được sốt ruột tì mạnh trực tiếp lên màn hình.

Trên đây là những lưu ý và cách sửa lỗi bong tróc lớp chống lóa trên màn hình Macbook. Mong rằng những chia sẻ của Linh Kiện Macbook đã giúp các bạn bảo quản táo của mình tốt hơn trong thời gian tới.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, mình xin bạn 1 Like nhé !

Bài viết liên quan

Leave a Reply

avatar