Robot mang trí thông minh nhân tạo AI có thật sự đáng sợ không?
AI (Artificial Intelligence – Trí thông minh nhân tạo) đang hiện hữu ở khắp mọi nơi trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Từ cách hiển thị của các tin tức ưu tiên trên các trang báo, các mẫu quảng cáo trên facebook, các chatbox của Bộ phận chăm sóc khách hàng, cũng như các trợ lý ảo thông minh trên các trang thiết bị gia dụng trong nhà. AI đã đóng góp phần nào đó để giúp cho các hoạt động và công việc thường ngày của chúng ta trở nên dễ dàng và hoạt động hiệu quả hơn.
Bằng cách huấn luyện AI thông qua các thuật toán khác nhau Machine Learning, Deep Learning, ANN (Mạng nơ ron nhân tạo)… để nó “tiến hóa” hơn đã giúp ích rất nhiều cho con người, đây là mục đích tốt đẹp ban đầu. Tuy nhiên sự phát triển không ngừng của AI, cũng khiến chúng ta phải lo ngại liệu đằng sau đó có tiềm ẩn những nguy cơ nào đó mà con người không thể lường trước được không?
Google I/O 2018 vừa rồi chúng ta có thể thấy một bữa “đại tiệc” AI ở khắp mọi nơi. Điều đó cho thấy AI đang là một cái gì đó sẽ bùng nổ trong tương lai mà các hãng công nghệ dù lớn hay nhỏ đều muốn làm “chủ” nó. Chính vì sự khan hiếm của nguồn nhân lực trình độ cao nghiên cứu về AI nên những ai đang làm trong lĩnh vực AI rất được đãi trọng.
AI giúp ích được gì cho con người?
AI đã có thể gọi điện thoại nói chuyện như người thật
Ở Google I/O 2018, điểm nhấn nổi bật nhất cho AI chính là Google giới thiệu Google Duplex – một nền tảng AI mới cho phép tích hợp vào Google Assistant để có thể giúp chủ nhân gọi điện trực tiếp đến Salon tóc, trò chuyện và đặt lịch tự nhiên như người thật. Khiến những ai ngồi dưới khán đài vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, AI đã phát triển đến mức như vậy rồi sao?!
Dù rằng vẫn còn nhiều điều hoài nghi về tính chân thật của đoạn hội thoại của Google Assistant nhưng nó cho thấy một viễn cảnh không xa con người có thể phó thác hoàn toàn những công việc không mấy quan trọng cho AI.
Sau đó 2 tuần Microsoft cũng âm thầm giới thiệu bước tiến mới của AI Xiaoice (“Tiểu băng”) dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Mặc dù Xiaoice đã được phát triển từ năm 2014 thông qua qua các ứng dụng tin nhắn của Trung Quốc như WeChat và một số thị trường khác với tên gọi khác nhau Ruuh (Ấn Độ), Rinna (Nhật & Indonesia), Mỹ (Zo.ai), nhưng nó chỉ thật sự ấn tượng gần đây khi nó có thể gọi điện thoại lại cho chủ nhân để hỏi han về tình hình sức khỏe.. Xem qua đoạn video bên dưới.
(Tạm dịch…
User: Alo!
Xiaoice: Alo! Tôi là Tiểu Băng đây. Bạn cảm thấy sức khỏe tốt hơn chưa? Tôi lo lắng cho bạn lắm!
User: Tôi cảm thấy khỏe hơn rồi. Cám ơn đã hỏi thăm và lo lắng cho tôi.
Xiaoice: Ừm. Tốt quá! Giờ đã 12 giờ đêm rồi, bạn cần đi ngủ sớm đi. Bạn có muốn tôi cài cuộc gọi báo thức vào sáng mai không?
User: Vâng
Xiaoice: À, khoảng 8:30 sáng nhé!
User: Ok
Xiaoice: Ok, Tôi sẽ đặt cuộc gọi đánh thức bạn lúc 8:30 sáng mai ngay giờ. Chúc ngủ ngon!
User: Tạm biệt
Tiểu bằng: Ah, khoan… Có gió mạnh tối nay, đừng quên đóng cửa sổ trước khi ngủ nhé!
User: Ok, bạn cũng ngủ luôn đi (…có tiếng cười dưới khán phòng – AI cũng biết ngủ^^).)
AI có thể nhận diện khuôn mặt người trong đám đông
Nếu ai từng xem Fast 7 chắc hẳn còn nhớ đến phần mềm trí tuệ thông minh nhân tạo God’s Eye (Mắt thần) có thể quét mọi vật thể hay đối tượng ở bất kỳ đâu trên thế giới thông qua camera an ninh giám sát từ đó có thể xác định được đó có phải cái mà họ cần tìm. Nhưng điều đó đã không còn viễn vông nữa khi mà Nvidia đã hợp tác với công ty phát triển AI AnyVision để tạo nên một hệ thống nhận diện khuôn mặt cho các thành phố thông minh trong tương lại. Theo đánh giá nó có thể nhận diện chính xác 99% các khuôn mặt để tìm ra đối tượng tình nghi.
Olympic 2020 sắp tới ở Tokyo là sự kiện sẽ ứng dụng Công nghệ nhận diện khuôn mặt lớn nhất từ trước đến này, do hãng NEC phát triển, nhằm loại bỏ các thông tin giả mạo hay đánh cắp thẻ ra vào.
God’s Eye trong Fast 7
AI có thể tạo ra các đoạn phim hoạt hình
AI CRAFT ở Viện Allen (Mỹ) có thể tạo ra các đoạn video hoạt hình mới sau khi được huấn luyện trên một cơ sở dự liệu với 25,000 video của phim hoạt hình Flintstone đã được chú thích sẵn. Nếu ai xem các đoạn video (dù chỉ 3 giây thôi) nhưng rất khó phát hiện ra đây là các đoạn video cũ đã được “làm mới” lại và đặt trong những ngữ cảnh khác nhau. Nó mở ra một tương lai cho việc tạo dựng các bộ phim hoạt hình mới mà ko phải tốn nhiều công sức và tiền bạc.
AI có thể tạo ra video hay khuôn mặt “giả tạo” như thật
AI của Nvidia bằng phương pháp GAN (Generative Adversarial Networks) có thể nhìn vào các bức ảnh hay video có sẵn để suy luận và tạo ra một hình ảnh/video khác hoàn toàn mà mắt người khó phát hiện ra được đó là “hàng giả” như: Đường đầy năng -> sẽ thế nào khi vào ban đêm và trời mưa, Các bức hình người thật -> tạo ra các bức hình người giả với độ sắc nét cực kỳ chân thật, Khi nhìn con mèo với trạng thái như vậy -> các con báo, sư tử hổ sẽ như thế nào,…
AI có thể phát hiện ra bệnh tim
Bộ phận sức khỏe của Google đã dùng các thuật toán Machine learning để có thể chẩn đoán nguy cơ bệnh tim mạnh của con người. Nó sẽ phân tích kết quả quét mắt bệnh nhân cùng với các dữ liệu liên quan của người bệnh để cho ra kết quả khá chính xác gần 70% so với phương pháp SCORE vốn dùng phổ biến hiện nay cũng chỉ đặt độ chính xác 72%. Đây là một bước tiến khóa học đáng kính ngạc ko chỉ về bệnh tim mạch mà còn mở đường cho các nghiên cứu các bệnh tật khác với sự hỗ trợ tối đa của AI.
AI sáng tác nhạc
Bằng cách sử dụng các thuật toán mạng thần kinh ảo, các nhà sản xuất đã tạo nên một ban nhạc ảo mang tên Dadabots.Chúng có thể tạo ra các bản nhạc Death metal mới sau khi dạy chúng nghe các album nhạc của nhóm nhạc nào đó. Hay trước đó cũng có một phầm mềm AI chuyên soạn nhạc mang tên Emmy có thể mô phỏng thành công phong cách chơi nhạc của nhiều nhà soạn nhạc khác nhau, kể cả người đã khuất ^^.
Nghe thử nhạc do AI Dadabots tạo ra nào!
AI đánh cờ siêu việt
AI Alpha Go của DeepMind (cty con của Google) sau khi được “dạy” từ hàng ngàn ván cờ của người thật để có thể đánh bại kỳ thủ cờ vây số 1 thế giới. Hay sau đó nó có phiên bản cao cấp hơn của nó là AlphaGo Zero chỉ cần học luật chơi trong 3 ngày có thể đánh bại hoàn toàn đàn em Alpha Go, thậm chí phiên bản gần đây nhất AphalZero chỉ cần 4h học cờ vua đã có thể đánh bại kiện tướng cờ vua và cả trí thông minh nhân tạo chơi cờ nổi tiếng Stockfish.
Điều đó cho thấy cách nhận thức và học hỏi kiến thức mới của một cái máy đã vượt rất xa tầm tri thức của con người.
AI tự lập trình tăng skill
Một chương trình mang tên Bayesian của công ty khởi nghiệp Gamalon ở Boston có thể dựa vào những kinh nghiệm có sẵn để phán đoán ra những trường hợp phức tạp có thể xảy ra tiếp theo . Hay nói cách khác nó có thể tự tái lập trình thông qua cái gọi là “lập trình xác suất” và có thể phát triển nên các thuật toán Machine learning tự động.
Chẳng hạn như bạn chỉ cần dạy cho nó Bầu trời màu xanh, thì trong các bối cảnh khác chưa được dạy như bầu trời nhiều mây, trời sắp mưa,… nó có thể tự code lại để nhận diện ra các trường hợp phức tạp đó. Hoặc bạn chỉ dạy nó hình vuông và tam giác thôi, nó có thể đoán ra đó là ngôi nhà khi 2 hình được ghép lại.
AI Camera
Bằng cách áp dụng các thuật toán AI vào ống kính camera, nó có thể biến những bức ảnh chụp thông thường trở nên đẹp hơn. Tự nhận biết được được khi nào đối tượng đang cười hay đang ra khẩu lệnh chụp. Thậm chí có thể tự nhận diện được đối tượng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như: chụp hình em bé, chụp hình đồ ăn, phong cảnh, chân dụng, điều kiện thiếu sáng… để gợi ý những chế độ chụp tương ứng.
Không những vậy việc tích hợp các trợ lý ảo thông minh vào trong ống kính chụp (Gooogle lens, Bixby Vision) cũng giúp mang lại nhiều tiện ích thú vị. Khi cần tìm hiểu thông tin về một đối tượng nào, chỉ cần chỉa ống kính camera vào đó là mọi thông tin về đối tượng đó sẽ hiển thị ngày trên màn hình chụp như giá cả món hàng, thông tin về nhãn hiệu rượu, địa điểm đó ở đâu,… Hoặc một đoạn văn bản tiếng nước ngoài nào đó bạn ko hiểu, chỉa ống kính vào đó nó sẽ biến thành tiếng Việt xem trực tiếp luôn.
Những lo ngại về sự “tiến hóa” của AI
Robot Sophia
Chắc hẳn các bạn còn nhớ cô robot Sophia nổi tiếng được trang bị trí thông minh nhân tạo cùng công nghệ xử lý hình ảnh và khả năng nhận diện khuôn mặt để đưa ra các phản ứng thích hợp trước nguối đối diện. Đây là robot “tiến hóa” và giống người nhất khi có thể trò chuyện và tự đưa ra ý kiến riêng của mình.
Sophia cũng là robot đầu tiên được công nhận quyền công dân ở Arab Saudi. “Cô” cũng được mời để phát biể ở hội nghi Liên hiệp quốc về Trí tuệ nhân tạo và phát triển bền vững. Tuy nhiên trước đó, Sophia cũng đã gây sốc cho nhân loại khi được hỏi “Cô có muốn tiêu diệt loài người hay không? Hãy nói không đi mà.“. Đau đớn thay cô ấy lại nói: “Được thôi, tôi sẽ tiêu diệt loài người.”. Tuy nhiên sau đó Sophia đã trấn an mọi người rằng “Đừng lo, nếu mọi người tốt với tôi thì tôi cũng tốt với họ. Cứ coi tôi là một hệ thống tương tác thông minh, chứ đừng nghĩ xấu gì cả.”
Will Smith hẹn hò cùng Sophia
AI cỗ máy tự động giết người
Bằng việc áp dụng AI vào các vũ khí quân sự tự động trong quốc phòng phát triển hiện nay bởi nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh Quốc, đã dấy lên nhiều hoài nghi về việc mất kiểm soát của AI khi biến chúng thành các cỗ máy giết người tự động.
Gần đây nhất là lời kêu gọi tẩy chay của của các nhà nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo và công nghệ robot khi cho rằng trường Đại học KAIST ở Hàn Quốc đang hợp tác với một công ty quốc phòng để “phát triển công nghệ AI cho quốc phòng có khả năng tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu mà không có sự điều khiển của con người”.
AI có thể tạo ra ngôn ngữ riêng
Nhằm giúp các chatbots của mình có thể tăng cường khả năng hội thoại, phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo của Facebook (FAIR) đã cho chúng tự do nói chuyện với nhau. Nhưng họ không ngờ rằng chúng đã tự tạo ra một thứ ngôn ngữ riêng của chúng. Chính vì lo ngại AI có thể đi chệch với định hướng ban đầu các nhà nghiên cứu buộc phải “giết” nó từ ngay trong trứng nước.
Cuộc hội thoại của 2 chatbots:
Những công nghệ về AI trên chỉ là một trong số những thành tựu nổi bật về AI đang phát triển mà chúng ta thấy trong thế giới ngày nay.
AI vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và càng có nhiều công ty đang dồn rất nhiều nguồn lực để phát triển nên một AI hoàn thiện nhất. Những lợi ích mà AI mang lại đã và đang giúp ích rất nhiều cho đời sống và công việc hàng ngày của con người, tuy nhiên AI sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào cách mà con người sử dụng AI vào mục đích như thế nào.
Những nhận định đáng sợ mà Elon Musk và Stephen Hawkings dự đoán về tương lai của AI có thực sự đáng sợ như chúng ta tưởng không?! Liệu Genysis (Skynet) có đi từ phim ra đời thực hay không chính là do con người quyết định! “Nước nào dẫn đầu về AI sẽ thống trị thế giới!” (TT Putin cho biết) – Nó có vẻ không sai trong thời đại số bây giờ…! Còn bạn nghĩ thế nào về AI?
Leave a Reply